Vân Đồn 1 trong 3 đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam, chúng ta cùng đi tìm hiểu Vân Đồn thuộc tỉnh nào ?, thương cảng Vân Đồn được xây dựng dưới thời Vua nào

 

I. Vân Đồn ở tỉnh nào ?.

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong tổng số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở.

Đảo lớn nhất Cái Bầu, rộng 17.212 ha, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường tỉnh lộ 334 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá).

Bản đồ huyện Vân Đồn Quảng Ninh

Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3 km². Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao 200 ÷ 300 m so với mặt biển, có nhiều hang động Karst. Cũng giống như tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu biểu có:

Đặc khu kinh tế Vân Đồn gọi tắt là Đặc khu Vân Đồn là một khu kinh tế ở miền Bắc Việt Nam, được thành lập vào giữa năm 2007, với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Quảng Ninh. Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu phi thuế quan (khu thương mại tự do) ở cạnh cảng Vạn Hoa và một khu thuế quan.

II. Vân Đồn được xây dựng và phát triển dưới thời Vua nào ?.

Năm 1149 vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng thời Vân Đồn biến thành thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt, trong giao thương với các nước trong khu vực Đông Á và Thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt 3 triều đại là: Lý – Trần – Hậu Lê (Lê sơ).

Ngôi đình tại Quan Lạn thờ vị Vua sáng lập ra thương cảng Vân Đồn

Tuy nhiên, phải đến dưới thời Trần, Vân Đồn mới thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành thương cảng lớn và có vị trí quan trọng nhất của Đại Việt. Điều này được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại rằng: “Nhiều đoàn thương thuyền trước đây vào các cửa biển Tha, Viên ở châu Diễn, nay “phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn”. Không những mở rộng về địa giới hành chính, Vân Đồn từ trang được nâng lên thành một trấn, lập vào thời Trần Dụ Tông, năm 1345, thuộc lộ Hải Đông, sau đổi là lộ An Bang. Cũng trong thời kỳ này, hàng ngũ quan lại và quân đội được thiết lập và kiện toàn làm nhiệm vụ quản lý đời sống nơi đây.

Thời bấy giờ, do Vân Đồn là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi tập trung của thuyền bè các nước buôn bán và cư trú nên vấn đề quản lý an ninh chính trị được hết sức chú trọng. Công việc trấn giữ, quản lý vùng Vân Đồn và miền Đông Bắc thường được vua Trần giao cho các thân vương, đại thần trọng chức. Nổi bật trong số đó là Nhân huệ vương Trần Khánh Dư. Với chính sách ngoại thương cởi mở, thông thoáng của nhà nước đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất, nhộn nhịp và thịnh trị nhất dưới thời Trần. Cũng tại thời kỳ này, đã hình thành rõ rệt các bến thuyền neo đậu phục vụ cho việc giao thương. Theo đó, các công trình tâm linh tại đây cũng được đầu tư chú trọng; đặc biệt là khu vực trung tâm của thương cảng như: Đảo Cống Tây, với 5 ngôi chùa và 1 Bảo tháp… mang lại cho lịch sử dân tộc nét văn hoá đặc trưng của biển đảo vùng Đông Bắc.

Vị trí thương cảng Vân Đồn thời trước

Sau một thời gian nhà Minh cai trị bước sang thời Lê sơ, huyện Vân Đồn được đổi thành châu, thuộc lộ An Bang, Đông Đạo. Khi đó, nước ta được chia làm 5 đạo, dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã. Cơ cấu hành chính được giữ nguyên trong thời Mạc và hết triều Lê Trung Hưng, cho đến đời Lê Anh Tông (1556-1573), để tránh tên huý nhà vua (là Lê Duy Bang), trấn An Bang được đổi thành An Quảng, vẫn lĩnh 1 phủ, 3 huyện, 4 châu, trong đó châu Vân Đồn gồm 2 xã (theo Lịch triều hiến chương loại chí). Do ảnh hưởng của thể chế quân chủ mô hình Nho giáo, các Hoàng đế nhà Lê sơ, đặc biệt từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã không ngừng kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc hạn chế sự phát triển của kinh tế thương nghiệp, nhất là các cảng thị ngoại thương. Với các chính sách quản lý chặt chẽ, mà thương cảng Vân Đồn ở thời kỳ này có dấu hiệu sút giảm so với thời kỳ trước đó.

Đến thời Nguyễn, Thương cảng Vân Đồn tiếp tục suy giảm về vai trò kinh tế và vị thế chính trị. Thời kỳ đầu, nhà Nguyễn giữ nguyên các đơn vị hành chính như trước. Châu Vân Đồn vẫn thuộc phủ Hải Đông, trấn Yên Quảng. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) giữ nguyên châu Vân Đồn cho lệ thuộc vào huyện Nghiêu Phong với trung tâm huyện lỵ có địa danh là Cống Đông thập bát xã (đảo Cống Đông, xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn ngày nay). Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) mới bỏ tên châu Vân Đồn, chỉ để tổng Vân Hải, vẫn lệ thuộc vào huyện Nghiêu Phong. Cuối thế kỷ XIX, tổng Vân Hải tách khỏi huyện Nghiêu Phong nhập vào huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên (đổi từ trấn Yên Quảng năm 1831). Thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ XX, tổng Vân Hải được tách khỏi huyện Hoành Bồ, hợp với một số đảo xung quanh lập thành huyện mới, lấy lại tên Vân Đồn (theo Đất nước Việt Nam qua các đời). Năm 1950, Vân Đồn một phần nhập vào đại lý Hòn Gay thuộc huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên và đến năm 1994, huyện Cẩm Phả mới chính thức được đổi tên thành huyện Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh như ngày nay.


>> Dự án bất động sản tiêu biểu :Khu đô thị Phương Đông Đông Xá Vân Đồn

 


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *