Mô hình phân phối của các sàn môi giới bất động sản

Cũng như tất cả các mô hình bán hàng và sản phẩm khác trên thị trường, mô hình sàn phân phối bất động sản thời điểm hiện tại được phân phối qua 6 kênh sau.

Theo thống kê của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có khoảng 300.000 người làm nghề môi giới, chủ yếu tập trung ở hai thị trường là Hà Nội và Tp.HCM (Hà Nội có gần 60.000 người, Tp.HCM gần 100.000 người). Các môi giới hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc tự hoạt động cá nhân. Trong đó số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề khoảng chỉ khoảng 35.000 (tương đương 12%).

Tuy nhiên, kể từ năm 2019 trở lại đây, khi mà thị trường ngày càng khó khăn thì nghề môi giới lại càng trở nên khó nhằn hơn rất nhiều. Cú sốc đầu tiên với hàng trăm ngàn môi giới là lúc thị trường bắt đầu bị siết chặt pháp lý, nguồn cung hạn chế, sức mua và cả nguồn hạng cũng cạn dần khiến cho nhiều người lao đao vì không thể bán được sản phẩm trong thời gian dài. Tính đến đầu năm 2020, có khoảng 1/3 môi giới bất động sản đã phải chuyển nghề, và cũng rất nhiều sàn môi giới bất động sản phải đóng cửa không thẻ trụ nổi.

Cũng như tất cả các mô hình bán hàng khác, các kênh phân phối bất động sản cũng tương tự như các sản phẩm khác nhưng được thay đổi cách thực hiện để phù hợp hơn. Nhìn chung bất động sản thời điểm hiện tại được phân phối qua các kênh:

1. Mô hình sàn truyền thống: điển hình và nhiều sàn áp dụng nhất vì nó có mang đến yếu tố tập trung. Chủ sàn sẽ nuôi quân, trả lương và đánh một số dự án được chỉ định. Điển hình như Hưng Thịnh , Đất Xanh với hơn 2000 sale và thậm chí họ tận dụng lực lượng sale này trở thành lợi thế để đàm phán với chủ đầu tư cũng như khách hàng khi cam kết ra hàng nhanh cho họ với lực lượng sale hùng hậu như vậy. Tuy nhiên điểm bất lợi của mô hình này là phải duy trì một quỹ lương cực khủng để nuôi quân và phải có sản phẩm liên tục để duy trì,... mô hình này phù hợp với anh chỉ chủ sàn và cũng là chủ đầu tư, nếu chỉ phân phối thuần thì phải cực kỳ có số má,...

2. Sàn Rever đại diện cho một số sàn nằm ở giữa giữa hai yếu tố trên, thực ra là mô hình cộng tác viên và 1 ít lương ( khoảng 1 triệu ) để ràng buộc tham gia vào các hoạt động như sàn cộng tác viên nêu trên, cơ bản họ làm vậy để bù cho việc không xây dựng đội ngũ referal đi tuyển dụng. Tuy nhiên Rever có cái hay là họ làm grow hack marketing rất tốt thông qua nguồn tài liệu để có thể nắm thông tin về khách hàng, môi giới theo từng khu vực, từng dự án để tận dung bán hàng hay tuyển dụng

3. Mô hình sàn phân phối qua cộng tác viên: trong khoản thời gian gần đây rộ lên như ERA, LinkHouse, ... họ sẽ không trả lương cho sale của họ nhưng sẽ thu hút bằng các chính sách thông qua % hoa hồng cao hơn, đặc biệt là chính sách cho đội ngũ Referal - người cũ giới thiệu người mới vào hệ thống. Cái hay của hệ thông này là chuyển chi phí bán hàng từ định phí sang biến phí, giảm thiểu chi phí khi không bán được hàng. Mô hình này thực ra là không mới, gọi là mô hình MLM được áp dụng tương tự rõ nhất là các công ty bảo hiểm, với mô hình này họ chú trọng vào mối quan hệ khách hàng của công tác viên, chú trọng vào việc đào tạo sản phẩm, đào tạo kỹ năng, các chương trình tạo động lực, vinh danh, được tôn trọng, được thể hiện mình, đào tạo tuyển dụng,.... không tin các bạn cứ quan sát mà xem, có giống không. Đây là một mô hình rất hay và sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai nhất là với đặc thù và hành vi môi giới bất động sản tại Việt Nam. Với mô hình này, các sàn cần đầu tư vào công nghệ cho đội ngũ công tác viên để nắm đc thông tin, hỗ trợ bán hàng , sản phẩm, thu nhập, tuyển dụng ...

4. Mô hình phân phối qua sàn liên kết: như đi đánh giặc trong chiến tranh vậy, để tăng thêm quân lực cho mình thì đi liên kết với quân khác để chiến đấu, sau khi thắng trận thì chia sẻ lại lợi nhuận. Một số sàn tận dụng đội quân sàn liên kết để giải quyết chỉ tiêu bán hàng của chủ đầu tư ( > 80 %, 90%, 100 % )sẽ nhận được những mức phí % lũy tiến khác nhau hoặc để lấy lại những khoản tiền ký quỹ. Mô hình partnership này cũng rất hay, chuyển định phí sang biến phí, chúng ta cũng có thể thấy việc liên kết bảo hiểm và ngân hàng mô hình Bancassurance là một ví dụ.

5. Mô hình phân phối cho tổ chức, doanh nghiệp ( B2B, Corporate,... ) mô hình này một số sàn làm việc trực tiếp với công ty, tổ chức mua sỉ, mua số lượng nhiều ,... đòi hỏi chủ sàn cần làm việc với chủ đầu tư và có một chính sách đặc thù riêng cho khách hàng thuộc kênh phân phối này.

6. Mô hình phân phối online : hiện rất phổ biến ở các ngành khác nhưng mình chưa thấy trong lĩnh vực bất động sản.


  • Jame Trinh