Điểm giống, khác nhau giữa KCN gần sân bay và KCN gần cảng biển

Chúng ta cùng đi tìm hiểu lý do hình thành 2 dạng khu công nghiệp (KCN) gần sân bay và KCN gần cảng biển và những điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 dạng KCN này.

Trong bài Viết này chúng ta cùng phân tích 2 cảng Logistic lớn nhất cả nước đó là : Sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải để hiểu rõ tại sao các khu công nghiệp ưu tiên xây dựng gần sân bay hoặc gần cảng biển.

Ý nghĩa của việc xây dựng cảng Hàng không quốc tế Long Thành? : Sân bay Long Thành mở ra để giảm tải cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoạt động quá công suất khai thác bay gấp 2 lần kể từ những năm 2016 thì việc nhanh chóng đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành là vì mục đích lớn hơn đó là có thể hoạt động ngang bằng hoặc có thể thay thế các sân bay quốc tế trong khu vực như Changi của Singapore hay Incheon hoặc Hongkong để trở thành nơi trung tâm vận chuyển vận tải lớn nhất khu vực. Nếu nhìn qua đất nước Singapore thì đây chính là ông trùm trong việc thực hiện vận tải dịch vụ Logistic đứng đầu với cảng hàng không Changi nổi tiếng

Ý nghĩa của việc xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải? : Đã có quá nhiều câu hỏi tại sao phải xây dựng cảng biển, cảng nước sâu… với thị trường hội nhập như hiện tại thì đất nước nào có nhiều cảng biển hoặc cảng nước sâu thì gần như nền kinh tế nước ấy chiếm phần ưu thế trong việc thu hút đầu tư cho nước ấy. Ngoài ra việc có cảng biển cảng nước sâu còn tạo ra lợi thế cạnh tranh hàng hóa qua việc tối đa chi phí vẩn chuyển trên những con tàu siêu trường siêu trọng cùng với quãng đường nhưng chi phí/ đầu sản phẩm lại rẻ hơn so với các nơi sản xuất khác nếu thiếu yếu tố cảng biển, cảng nước sâu. Ngoài ra nếu các cảng này nằm ở những vị trí quan trọng và đón đầu của nhiều tuyến hàng hải đi qua rồi sau đó để quá cảnh nhất thì càng lại là lợi thế vô cùng lớn trong việc giao thương kinh tế tốt về mặt chính trị giữa các nước mà còn đem lại nguồn thu rất dồi dào từ việc quá cảnh này. Do đó đất nước nào có những lợi thế trên thì gần như sẽ được tập trung đầu tư quy hoạch xây dựng tốt nhất để thu hút đô la về nước mình.

Cảng Cái Mép - Thị Vải có vị trí vô cùng quan trọng

Hiểu được cơ hội lớn đó thì kế hoạch xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải được phê duyệt và xây dựng ngay nhằm mục đích đón đầu xu thế cũng như thu hút các doanh nghiệp chuyên sản xuất đang muốn dời nhiều nhà máy sản xuất qua nước ta.

Hai Cảng này có mối liên quan gì đến nhau?

Không phải ngẫu nhiên mà sân bay quốc tế lớn nhất nước được đặt tại huyện Long Thành không chỉ vì giáp TP. Hồ Chí Minh chỉ 40km, và cũng không phải do quỹ đất rộng lớn địa thế đất cứng tương đối bằng phẳng. Mà do có vị trí trung tâm và đặc biệt chỉ cách cảng Cái Mép – Thị Vải tầm 15km… dựa trên cái lớn nhất có sẵn về cảng biển nên việc đặt cảng hàng không quốc tế Long Thành ngay đây còn là ý đồ mong muốn cạnh tranh và tiến tới thay thế các nước trong khu vực về phương thức vận chuyển Logistic không chỉ phục vụ tạo lợi thế cạnh tranh trong nước mà còn chiếm luôn thị phần về lâu về dài sau khi 2 cảng này được khai thác tối đa chức năng của nó.

Vậy anh chị nghĩ gì về viễn cảnh khi cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải top 20 cảng nước sâu lớn nhất thế giới và lợi thế về tuyến đường hàng hải có 29/39 trên thế giới đi qua lại mỗi năm? Và anh chị nghĩ gì khi từ vị trí, cho đến tổng diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành lên tới 5.000ha thì được nhiều chuyên gia đánh giá sân bay này hoàn toàn đủ diện tích cần thiết cho thời điểm hiện tại cũng như tương lai để phát triển các dịch vụ phi hàng không đa dạng, phong phú, đặc biệt là có thể phát triển thành các mô hình thành phố sân bay mà ở đó bao gồm các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Ngoài ra vị trí của CHKQT Long Thành nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Châu Á với các đường bay Đông - Tây, Bắc – Nam rất thuận lợi cho việc hành khách, hàng hóa thiết bị công nghệ cao chuyển tiếp, đi đến các châu lục như Châu Âu, Trung Đông, Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. CHKQT Long Thành còn thuận lợi cho các hãng hàng không và liên minh hàng không làm căn cứ hoặc xây dựng lịch bay nối chuyến cho hành khách, hàng hóa được hiệu quả hơn.

Do đó việc đặt sân bay quốc tế nằm cạnh cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải không chỉ hỗ trợ cho nhau trong việc vận chuyển hành khách mà còn bổ trợ cho nhau trong việc vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đông Nam Bộ mà còn phục vụ cho các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp tập trung xung quanh 2 cảng này được thuận lợi hơn rất nhiều. Và để có thể so sánh các khu công nghiệp được đặt xung quanh 2 cảng này thì trước tiên minh sẽ liệt kê ra các ưu, nhược điểm mà 2 cảng này đem lại và từ đó suy ra sự khác nhau cũng như lợi thế kinh tế - xã hội mà nó đem lại cho các địa phương:

Về ưu, nhược điểm cảng hàng không quốc tế Long Thành:

Ưu điểm:

1. An toàn cho hàng hóa cao nhất trong các phương thức vận chuyển

2. Khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, đúng giờ (do không bị cảng trở bởi bề mặt địa hình) như: tốc độ di chuyển nhanh từ 800-1000km/h rất cao so với tàu biển 12-15 hải lý/ giờ.

3. Giảm thiểu tổn thất phát sinh như: do di chuyển bị vỡ hàng hoặc trộm cắp.

4. Phí lưu kho thấp: do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng.

Nhược điểm:

1. Giá cước vận chuyển hàng hóa cao nhất, tính từng kilogam do đảm bảo An toàn khi bay.

2. Không chở được hàng hóa cồng kềnh, có khối lượng lớn: do bị giới hạn bởi kích thước khoang hàng và trọng tải thực chở của máy bay.

3. Chịu ảnh hướng nhiều bởi thời tiết như: bão, mưa giông... cũng gây trì hoãn hoặc hủy chuyển bay

4. Qua nhiều khâu kiểm tra: do liên quan đến quy định và luật pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn bay.

Do đó vận chuyển bằng phương thức hàng không thì chỉ giành cho những sản phẩm có giá trị cao, có yêu cầu về thời gian cấp bách, hàng hóa dễ hư hỏng hoặc các thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ, phụ tùng máy bay, hàng tiêu dùng xa xỉ...) hoặc các hàng hóa liên quan đến y tế thì sẽ ưu tiên vận chuyển bằng được không.

Về ưu, nhược của cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải :

Ưu điểm:

1. Cước phí vận chuyển hàng hóa giá tốt hơn rất nhiều lần so với đường hàng không

2. Chở được tất cả các hàng hóa, và có tải trọng lớn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với đường hàng không

Nhược điểm:

1. Tốc độ vận chuyển chậm nên thời gian vận chuyển hàng hóa rất lâu so với đường không.

2. Kích thước tàu lớn nên chỉ cập cảng sau đó dùng đường bộ để đưa hàng hóa về nhà máy hoặc đến người tiêu dùng.

3. Không có nhiều cảng lớn phù hợp để tàu siêu trường, siêu trọng có thể cập bến.

Nên việc vận chuyển hàng hóa qua hình thức đường biển thì chỉ phù hợp với nhiều mặt hàng có kích thước lớn trọng tải nặng và không cấp bách về thời gian. Đặc biệt rất phù hợp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất hoặc nhập, xuất các mặt hàng như thép, thiết bị cho nhà máy, chế tạo ô tô, nông sản, thủy sản đông lạnh và nhiều mặt hàng khác yêu cầu trọng lượng và giá rẻ sẽ phù hợp với phương thức vận tải đường biển.

Điểm giống, khác của các nghành Logistic và KCN xung quanh cảng HKQT với các KCN và Logistic xung quanh cảng Cái Mép-Thị Vải?

Điểm giống nhau:

1. Điều có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa cũng như nhập hàng từ các nơi khác.

2. Giảm chi phí vận chuyển nội bộ trong nước từ đó tạo ra cạnh tranh về giá.

3. Đem lại công ăn việc làm cũng như thu nhập cho người dân được cải thiện nhiều hơn từ đó làm cho giá trị đời sống tinh thần và tri thức được nâng lên cấp bậc mới tốt hơn.

4. Cần phải xử lý các thủ tục liên quan đến việc thông quan nhập và xuất hàng hóa.

5. Ưu tiên kết hợp đa phương tiện như: đường bộ, đường sắt.

6. Cần sử dụng chung các cảng cạn ICD

Điểm khác nhau:

1. Đặc thù về các KCN:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Liên quan đến sản xuất các thiết bị hạng năng, xây dựng lắp ráp, sản xuất vải, giây da, áo quần…

- Cảng HKQT Long Thành: Các thiết bị bán dẫn, bán tự động, chip hay các vi mạch, robot, phần mềm thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh quản lý đô thị. hoặc liên quan đến y tế, sản xuất dược liệu và các trung tâm nghiên cứu đào tạo tay nghề cao trong công nghệ môi trường, sản xuất, quản lý ứng dụng, và các nghành nghiên cứu, sản xuất dược phẩm, dược liệu, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao…

2. Số lượng lao động và trình độ chuyên môn:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Trình độ thấp và cần số lượng người rất đông.

- Cảng HKQT Long Thành: Trình độ chuyên môn cao, không cần quá nhiều.

3. Lương bổng:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Thấp rơi vào tầm 7-15tr/người/tháng.

- Cảng HKQT Long Thành: Rất cao thấp nhất cũng 25tr/người/tháng

4. Tác động ảnh hưởng đến môi trường:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Do liên quan đến sản xuất thấp nên thường dễ ô nhiễm tiếng ồn, không khi, nguồn nước mặc dù đảm bảo an toan khi thải ra bên ngoai nhưng vẫn ảnh hưởng.

- Cảng HKQT Long Thành: Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, không khí cũng như nguồn nước. Hướng đến nghành công nghiệp sạch và không khói.

5. Phương thức vận chuyển:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Hàng hóa cồng kềnh, đa số liên quan đến máy móc, thiết bị lớn, hàng hóa thô. Vận chuyển số lượng lớn và chịu được thời tiết khắc nghiệt trên biển.

- Kết hợp với đường thủy nội bộ.

- Cảng HKQT Long Thành: Cần tốc độ vận chuyển nhanh, chinh xác, yêu cầu ngắn ngày.

6. Chi phí vận chuyển: Cảng Cái Mép-Thị Vải: Rẻ. Cảng HKQT Long Thành: Rất cao

7. Các công ty phụ trợ cung ứng đi theo:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Số lượng ít và đôi khi không cần

- Cảng HKQT Long Thành: Cần rất nhiều đơn vị cung ứng phụ trợ đi theo

8. Các trung tâm đào tạo chuyên cao & cung cấp nguồn nhân lực:

- Cảng Cái Mép-Thị Vải: Không cần

- Cảng HKQT Long Thành: Mở nhiều trung tâm nghiên cứu đào tạo nhân lực và công nghệ cao. Thu hút người dân, chuyên gia quốc tế về sinh sống và học tập, làm việc.

Như những thông tin đưa ra cũng như so sánh phương thức vận chuyển như trên và xét về thực tế thì đội mình cũng có kiểm nghiệm lại thấy rằng. Giai đoạn hiện tại hầu như các khu công nghiệp cũng đang được sắp xếp vị trí đúng với nhu cầu của từng khu, điển hình như có thể thấy trong quy hoạch sử dụng đất của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai bán kính 7-10km đều tập trung đẩy mạnh phát triển cho khu công nghiệp công nghệ cao hoặc nông nghiệp công nghệ cao.

Khu công nghiệp công nghệ cao Amata 410ha tại xã An Phước, Long Thành. Khu công nghiệp công nghệ cao Long Đức 1 và các khu công nghiệp Long Đức 2,3 được ưu tiên phát triển KCN công nghệ cao không ảnh hưởng đến môi trường.

Kết nối thuận tiện của những KCN vị trí gần sân bay hoặc gần cảng biển

Mới đây nhất là việc quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ cao ở các xã như Long Đức, Bình An, Bình Sơn huyện Long Thành. Khu công nghiệp công nghệ cao Technopark ở Hắc Dịch, Phú Mỹ. Khu trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học Đồng Nai xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ...

Và các khu công nghiệp nặng đang được ưu tiên phát triển mở rộng cũng như quy hoạch mới sẽ nằm xung quanh cảng Cái Mép-Thị Vải có thể liệt kê ra được như sau:

Khu công nghiệp Mỹ Xuân, Mỹ Xuân B1. Khu công nghiệp Phú Mỹ và Phú Mỹ I, II, III. Khu công nghiệp Cái Mép 670ha. Khu nghiệp Nhơn Trạch (đang xây dựng đường và cầu Phước An về cảng Cái Mép-Thị Vải). Khu công nghiệp Châu Đức quy mô hơn 1000ha

Qua sự so sánh như trên thì việc khác nhau trong phương thức vận tải tác động rất mạnh vào Kinh tế - Xã hội của nhưng địa phương mà các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng, và ảnh hướng rất lớn đến các loại hình bất động sản. Vậy theo anh chị thì những khu vực này những loại hình bất động sản lý tưởng nào sẽ phát triển mạnh?.


  • FB Tuấn Lê